Xác định thang điểm Sigma cho từng nồng độ QC của 20 xét nghiệm trên máy sinh hóa tự động AU680
Ứng dụng thang đo Sigma trong chiến lược QC của phòng xét nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 20 xét nghiệm trên máy sinh hoá tự động AU680 tại khoa Huyết Sinh Học bệnh viện Truyền Máu Huyết Học trong khoảng thời gian từ: 01/10/2021 đến 31/12/2021. Cỡ mẫu nghiên cứu 100 giá trị ở mức QC bình thường và 100 giá trị ở mức QC bất thường cho mỗi một xét nghiệm. Kết quả và kết luận: Nghiên cứu đánh giá chất lượng bằng công cụ Six Sigma cho thấy tất cả 20 xét nghiệm được khảo sát đều đạt từ mức bốn Sigma trở lên, trong đó: 16 xét nghiệm (chiếm 80,0%) gồm: Albumin (Alb), Aminotransferase (ALT), Amylase (Amyl), Aspartate Aminotransferase (AST), Axit Uric (UA), Bilirubin trực tiếp (Bil D), Bilirubin toàn phần (Bil T), Cholesterol (Chol), Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT), Glucose (Glu), Kali (K), Lactate Dehydrogenase (LDH), Lipase,Magiê (Mg), Protein (TP), Triglyceride (Trig) đạt mức 6 - Sigma. Các xét nghiệm đạt 5-Sigma là sắt huyết thanh (Fe) và Urease (Ure) chiếm 10,0%. Và hai xét nghiệm Canxi toàn phần (CaTP), Creatinine (Crea) chiếm 10,0% đạt mức 4- Sigma. Dựa trên cơ sở quy tắc Sigma của Westgard: Đối với các xét nghiệm đạt 6-Sigma, thực hiện chạy QC 1 lần sau 1000 mẫu bệnh nhân và áp dụng quy luật Westgard 13s. Các xét nghiệm đạt 5-Sigma, áp dụng quy tắc Westgard 13s, 22s, R4s để loại bỏ QC sai cho cả 2 mức độ QC trong mỗi lần phân tích và thực hiện QC 1 lần trong 1 ngày (sau 450 mẫu bệnh nhân). Riêng các xét nghiệm đạt mức 4-Sigma cần thực hiện đa quy tắc 13s, 22s, R4s, 41s để loại bỏ QC sai cho cả 2 mức độ QC trong mỗi lần phân tích và mỗi ngày chạy kiểm soát 2 lần (sau 200 mẫu bệnh nhân).