Nghiên cứu này đã khảo sát khả năng sử dụng bộ câu hỏi đánh giá rối loạn căng thẳng sau sang chấn phiên bản tiếng Việt trên sinh viên năm cuối trường Đại học Y Hà Nội trong thời điểm đại dịch COVID-19 từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang sử dụng thang đo đánh giá rối loạn căng thẳng sau sang chấn phiên bản tự báo cáo (PSS-SR) trên 68 sinh viênnăm thứ 6 đang theo học tại trường Đại học Y Hà Nội năm 2020. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình CFA và kiểm định độ tin cậy để đánh giá hiệu lực và độ tin cậy của bộ câu hỏi. Kết quả: Theo kết quả kiểm định độ tin cậy, các câu hỏi của thang đo PSS-SR đều có hệ số Cronbach Alpha chấp nhận được về mặt tin cậy (lớn hơn mức yêu cầu 0,6). Xét hệ số tương quan biến - tổng (hiệu chỉnh) của các biến quan sát đều đạt yêu cầu >
0,30. Kiểm định CFA cho thấy mô hình có 116 bậc tự do, giá trị kiểm định chi-square = 235,914 với p <
0,005 và các chỉ số chỉ ra mô hình phù hợp với dữ liệu (CFI = 0,808
RMSEA = 0,124
SRMR= 0,08). Cả 3 thành phần đều đạt được tính đơn hướng. Kết luận: Đề tài nghiên cứu đã kiểm định bản tiếng Việt của bộ câu hỏi đánh giá rối loạn căng thẳng sau sang chấn phiên bản tiếng Việt với 17 câu hỏi đánh giá 3 thành phần: (1) Nhớ lại, (2) Kích thích, (3) Lảng tránh.