Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ra đời trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới
đây là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn... Nam Định là một trong những tỉnh đẩy mạnh và tận dụng thời cơ để mở rộng, phát triển đề án
qua 10 năm triển khai thực hiện, tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng với kết quả đó vẫn chưa xứng tầm là một tỉnh luôn đi đầu trong vùng Đồng bằng sông Hồng về hướng nghiệp và dạy nghề. Những kết quả này cần có những đánh giá khách quan để tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án trong thời gian tới. Với việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá kết quả thực hiện đề án, tác giả đã nêu ra những thuận lợi, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm tiếp theo.