So sánh các phương pháp đánh giá mức độ sa tạng chậu trên lâm sàng theo phân độ Baden - Walker (B-W), và theo hệ thống định lượng POP-Q với đánh giá mức độ sa tạng chậu trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ động học (dMRI) ở thì tống xuất phân. Phương pháp: Đây là nghiên cứu hồi cứu loạt trường hợp. Chúng tôi phân độ sa tạng chậu, khoang chậu trước, khoang chậu giữa, khoang chậu sau và xếp loại sa tạng chậu chung theo phân độ Baden - Walker, POP-Q và trên MRI. Sử dụng phép kiểm Spearman để tìm mối liên hệ trong đánh giá mức độ sa tạng chậu theo B-W,POP-Q và MRI, sự tương quan có ý nghĩa thống kê khi p <
0,05. Kết quả: Tổng cộng có 25 bệnh nhân trong nghiên cứu này. Chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ trong đánh giá mức độ sa tạng chậu ở khoang chậu trước, khoang chậu giữa, khoang chậu sau cũng như mức độ sa tạng chậu chung giữa phân độ B-W và POP-Q (p = 0,719). Không có mối liên hệ trong phân độ sa tạng chậu theo B-W và MRI (p = 0,546) cũng như theo POP-Q và MRI (p = 0,414). Kết luận: Chưa ghi nhận sự tương quan trong đánh giá phân độ sa tạng vùng chậu trên lâm sàng và chụp cộng hưởng từ động học vùng chậu. Vì thế, chúng tôi cho rằng nên đánh giá theo hệ thống định lượng POP-Q sau khi vô cảm có thể phản ánh xác thực hơn mức độ nặng của sa tạng chậu.