Hoạt động đi lại là nhu cầu phát sinh từ nhu cầu tham gia các hoạt động trong xã hội. ở các đô thị lớn, các hoạt động xã hội đa dạng và có phân bổ không gian rộng dẫn tới hoạt động đi lại rất phức tạp. Các chính sách quy hoạch và quản lý hệ thống giao thông do vậy cần dựa trên đặc điểm hành vi tham gia hoạt động và đi lại của các nhóm cư dân đô thị để đạt được hiệu quả tốt hdn cho cá nhân và toàn xã hội. Như vậy, nhu cầu đi lại của nhóm cư dân đô thị cần được nghiên cứu một cách hệ thống dựa trên dữ liệu nhật ký hoạt động và đi lại nhiều ngày. Bài báo này nghiên cứu phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích đặc điểm phân bổ không gian và thời gian các hoạt động đi lại hàng ngày sử dụng dữ liệu GPS. Nhóm tình nguyện viên gồm 113 sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải tại Hà Nội. Kết quả cho thấy GPS là nguồn dữ liệu rất giá trị cho việc nghiên cứu hành vi hoạt động và đi lại. Dữ liệu phân tích cho thấy ngoài học tập, sinh viên tham gia rất đa dạng các hoạt động trong đô thị. Trung bình một ngày, mỗi sinh viên thực hiện 4 chuyến đi với tỷ lệ sử dụng xe buýt chưa tới 18%.