Nghiên cứu can thiệp không đối chứng thực hiện tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên với mục đích đánh giá tương quan giữa các đại lượng: lưu lượng, pH và khả năng đệm của nước bọt trước sau khi sử dụng kẹo cao su xylitol. Đối tượng và phương pháp: 43 sinh viên đảm bảo tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Các mẫu nước bọt được lấy ở trạng thái nghỉ và sau khi nhai xylitol, sau đó được đo lưu lượng theo quy trình chuẩn, đo khả năng đệm, xác định pH bằng máy đo Hana tại trạng thái nghỉ và sau khi nhai kẹo cao su xylitol 5 phút. Sau đó so sánh cặp các kết quả. Kết quả: Ở trạng thái nghỉ, có sự khác biệt đáng kể về lưu lượng dòng chảy và pH so với khả năng đệm (p= 0.000), cụ thể lưu lượng nhỏ hơn giá trị về khả năng đệm trung bình 3.85767, trong khi pH thì lớn hơn trung bình 2.52265. Ở trạng thái kích thích, do cả pH và lưu lượng đều tăng, nên các rút ngắn khoảng cách giữa lưu lượng và khả năng đệm (1.72395) và tăng giá trị trung bình của cặp còn lại (2.52302). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sự tăng pH và lưu lượng nước bọt sau khi nhai kẹo cao su xylitol, so sánh với khả năng đệmgóp phần tăng sức khỏe răng miệng và phòng ngừa nguy cơ sâu răng.