Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh và kết quả điều trị trên bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ vùng bụng, ngực tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau năm 2020 - 2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Chữ Dương, Thanh Quang Hà

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617 Miscellaneous branches of medicine Surgery

Thông tin xuất bản: Y Dược học Cần Thơ, 2021

Mô tả vật lý: 21-27

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 449562

Nhiễm trùng vết mổ là loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến nhất, làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các loại kháng sinh được sử dụng và kết quả điều trị trên bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ vùng bụng, ngực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau năm 2020 - 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ vùng bụng, ngực vào điều trị tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau từ tháng 06/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả: Nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là penicilin có chất ức chế beta-lactamase (75,4%), tiếp theo là nhóm 5-nitroimidazol (57,8%). Kháng sinh metronidazol được sử dụng nhiều nhất (38,9%), tiếp theo là ampicilin - sulbactam (34,5%), amoxicilin - axit clavulanic (10,2%). Thời gian điều trị trung bình là 7,4 ± 7,3 ngày. Kết thúc thời gian điều trị, 94,8% khỏi bệnh, 3,0% giảm bệnh và 2,0% không đổi, không có trường hợp tử vong. Kết luận: Tỷ lệ kháng sinh phù hợp là 81,4%. Nhóm kháng sinh penicilin có chất ức chế beta-lactamase được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 75,4%. Kháng sinh sử dụng nhiều nhất là metronidazol chiếm 38,9%. Kết quả điều trị khá tốt với 94,8% bệnh nhân khỏi bệnh, không có trường hợp tử vong. Thời gian điều trị trung bình là 7,4 ± 7,3 ngày.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH