Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ phẫu thuật đường tiêu hoá bị nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả loạt ca trên 403 bệnh nhiđược phẫu thuật tiêu hóa nhập vào khoa Hồi sức Ngoại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ ngày 01/01/2019 đến 30/12/2021. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa là 13,8%, chủ yếu ở nhóm trẻ từ 1 tháng-24 tháng (64,3%). Tỉ lệ nam/nữ là 1/1,24. Phẫu thuật ruột non có tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao nhất (43%). Sốt chiếm 33%
vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau và chảy mủ từ lớp da, dưới da chiếm 13,3%. 89,5% mẫu dịch mủ nuôi cấy phân lập được vi khuẩn, trong đó 1 loại tác nhân gây tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 61,8% và 67,3% là do vi khuẩn Gram âm gây ra. Kết luận: Cần chủ động khám phát hiện và điều trị sớm nhiễm khuẩn vết mổ cho những bệnh nhi tiềnsử phẫu thuật hệ tiêu hóa
có bệnh lý đi kèm, phẫu thuật ruột non... và khi chưa có kết quả kháng sinh đồ nên sử dụng kháng sinh phối hợp có phổ điều trị cho vi khuẩn Gram âm.