Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh rối loạn nhịp chậm sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hoa Bạch, Thị Phương Thảo Nguyễn, Như Hùng Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612.1 Blood and circulation

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 86-90

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 449632

 Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) liên quan đến sức khỏe là cần thiết để có được cái nhìn tổng quan về CLCS của người bệnh, từ đó có chiến lược phù hợp để nâng cao sức khỏe về tinh thần, thể chất cho người bệnh. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh rối loạn nhịp chậm sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn bằng bộ câu hỏi AQUAREL và SF 12 tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang người bệnh đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tạiBệnh viện Tim Hà Nội trong thời gian từ tháng 6/2020 đến 10/2020. Xử lý số liệu theo phần mềm STATA 14. Kết quả: có 105 người bệnh, tuổi trung bình là 65,35 ± 13,71, tỷ lệ nữ giới chiếm 62,86%, theo thang điểm AQUAREL điểm CLCS tốt nhất sau cấy máy là chức năng rối loạn nhịp chậm (72,52 ± 16,83
  91,19 ± 9,03
  96,19 ± 5,70), thấp nhất là khó chịu ở ngực (60,24 ± 12,07
  86,46 ± 10,52
  95,36 ± 6,14), theo SF - 12 điểm CLCS của sức khỏe tinh thần (55,62 ± 8,14
  56,71 ± 4,58
  56,86 ± 2,47) cao hơn điểm CLCS sức khỏe thể chất (38,93 ± 8,07
  43,26 ± 7,89
  51,75 ± 5,54). Kết luận: CLCS của người bệnh sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cải thiện hơn so với trước can thiệp và tăng dần sau 1, 3, 6 tháng (theo thang điểm AQUAREL) và tăng từ mức thấp lên mức khá cao (theo thang điểm SF 12).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH