Ảnh hưởng của thức ăn và tần suất cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus, 1758)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Toàn Đỗ, Trọng Đại Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Thủy sản, 2023

Mô tả vật lý: 87-94

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 449645

 Thí nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn chế biến (4 loại thức ăn) và tần suất cho ăn (3 tần suất cho ăn) khác nhau lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn (FCR) của ốc nhảy giai đoạn giống được thực hiện trong 120 ngày tại Nha Trang, Khánh Hòa nhằm xác định được loại thức ăn và số lần cho ăn thích hợp cho ương giống ốc nhảy. Ốc nhảy được nuôi trong bể xi măng diện tích 12 m2, mật độ 80 con/m2. Kết quả cho thấy thức ăn chế biến từ nguồn protein khác nhau ảnh hưởng rõ rệt tới các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc. Chiều dài và khối lượng của ốc khi cho ăn thức ăn chế biến từ cá tạp đạt cao nhất, lần lượt 30,7 ± 0,3 mm và 2,18 ± 0,07 g (P <
  0,05). Tỷ lệ sống của ốc (77,0%) cao nhất ở nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến từ cá tạp tương ứng với hệ số FCR thấp nhất (1,63) (P <
  0,05). Sinh trưởng của ốc nhảy ở nghiệm thức cho ăn 3 và 4 lần/ngày (chiều cao 30,7 - 31,5 mm và khối lượng 2,13 - 2,17 g) cao hơn so với nghiệm thức cho ăn 2 lần/ ngày (25,5 mm và 1,57 g) (P <
  0,05). Hệ số thức ăn FCR ở nghiệm thức cho ăn 3 và 4 lần/ngày thấp hơn so với nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày (P <
  0,05). Tuy nhiên, tần suất cho ăn không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của ốc, dao động 75,3 - 78,7 % (P >
  0,05). Nghiên cứu cho thấy tiềm năng của việc sử dụ ng thức ăn chế biế n để nâng cao hiệ u quả nuôi ốc nhảy da vàng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH