Cho đến nay, tính hiệu quả về hướng dẫn dạy thành ngữ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai đã được xác định trong tổng quan lý thuyết. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ chủ yếu tập trung vào các chiến lược dạy và học thành ngữ
thái độ của giáo viên và sinh viên đối với hướng dẫn thành ngữ. Nghiên cứu này nhắm điền vào chỗ còn khuyết trong lĩnh vực nghiên cứu thành ngữ bằng cách đi sâu vào điều tra việc biết nguồn gốc của các thành ngữ có làm cho sinh viên học thành ngữ hiệu quả hơn không, thái độ của sinh viên về việc học thành ngữ bằng phương pháp này có cải thiện hay không nhờ các câu chuyện được lồng ghép trong nó. Đây là một hướng nghiên cứu mới, dựa theo những gì nhóm nghiên cứu được biết thì cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về điều tra nguồn gốc thành ngữ có thể cải thiện năng lực dịch thành ngữ cho người học. Nhóm tác giả mời 45 sinh viên năm cuối của Trường Đại học Đồng Nai tham gia trên cơ sở tự nguyện qua ba giai đoạn, trước, trong và sau huấn luyện. Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết sinh viên bày tỏ thái độ tích cực đối với việc học thành ngữ thông qua giải thích chi tiết về nguồn gốc của nó. Tương tự như vậy, năng lực dịch thành ngữ của sinh viên cũng cải thiện qua khóa học. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra thêm một số gợi ý cho các nghiên cứu tương lai về việc dạy thành ngữ qua việc giải thích nguồn gốc của nó.