Xác định tỉ lệ tử vong và một số yếu tố liên quan đến tử vong ở trẻ thoát vị hoành bẩm sinh đơn thuần chẩn đoán tại bệnh viện Từ Dũ giai đoạn 2018-2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu loạt ca khảo sát 142 trường hợp được chẩn đoán thoát vị hoành bẩm sinh tại bệnh viện Từ Dũ từ năm 2018 - 2022. Kết quả nghiên cứu ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ, Nhi Đồng I, Nhi Đồng II và Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỉ lệ tử vong 45/142 trường hợp chiếm 31,7% (KTC95%: 23,9 - 39,4). Trẻ được chẩn đoát thoát vị hoành chứa gan tăng nguy cơ tử vong gấp 18,3 lần (OR=18,3
KTC95%: 1,3 - 256,7). Trẻ có PH máu sau sinh ≤ 7,2 tăng nguy cơ tử vong gấp 21,7 lần so với PH máu >
7,2 (OR=21,7
KTC95%: 2,5 - 186,2) Trẻ có SpO2 giảm <
85% tăng nguy cơ tử vong gấp 32,5 lần so với SpO2 ≥ 85%. (OR=32,5
KTC95%: 1,6 - 647,1). Trẻ có FiO2 >
40 tăng nguy cơ tử vong gấp 17,7 lần so với trẻ có FiO2 ≤ 40 (OR=17,7
KTC95%: 2,3 - 136,3). Kết luận: Trẻ được chẩn đoán thoát vị hoành chứa gan trước sinh có tiên lượng tử vong cao. Một số yếu tố sau sinh như PH máu sau sinh ≤ 7,2, SpO2 <
85% và trẻ có FiO2 >
40% được kết luận làm tăng nguy cơ tử vong của thoát vị hoành.