Dẫn lưu thất trái ở bệnh nhân oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể để hỗ trợ tim bằng phương pháp đặt ống thông qua van động mạch chủ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quốc Minh Quân Dư, Quang Đại Huỳnh, Thị Thu Hiền Huỳnh, Nguyên Hải Yến Lê, Việt Anh Ngô, Bá Duy Nguyễn, Lý Minh Duy Nguyễn, Mạnh Tuấn Nguyễn, Quý Hưng Nguyễn, Thị Thanh Trang Nguyễn, Minh Huy Phạm, Thị Xuân Phan, Hoàng An Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2021

Mô tả vật lý: 19-26

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 449772

 Mô tả hiệu quả dẫn lưu thất trái trên lâm sàng và siêu âm tim, các biến chứng và kết cục điều trị ở bệnh nhân VA ECMO được thực hiện TACV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca gồm 8 trường hợp VA ECMO được điều trị TACV tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 10 năm 2020 có 8 trường hợp VA ECMO được điều trị TACV tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy. Tất cả bệnh nhân đều được chẩn đoán sốc tim do viêm cơ tim cấp và 7/8 trường hợp có quá tải thất trái mức độ nặng. TACV được thực hiện tại giường dưới hướng dẫn siêu âm, sử dụng catheter kích thước 7Fr với lưu lượng trung vị đạt 100 mL/phút.TACV làm tăng có ý nghĩa huyết áp trung bình (76 mmHg vs 66 mmHg, p=0,035)
  hiệu áp (33,12 mmHg vs 10 mmHg, p=0,014)
  phân suất tống máu (22,5% vs 13,15%, p=0,036) và tích phân vận tốc dòng máu qua van động mạch chủ (5,85 cm vs 3,85 cm, p=0,05)
 đường kính thất trái cuối tâm trương giảm không có ý nghĩa thống kê. Có 1 trường hợp tắc ống dẫn lưu do huyết khối và 1 trường hợp máu tụ tại chỗ đặt catheter TACV. Tỉ lệ cai ECMO thành công là 50%, tỉ lệ sống thời điểm xuất việnlà 50%. Kết luận: TACV là biện pháp ít xâm lấn, dễ thực hiện tại giường bệnh, hiệu quả và an toàn để giảm tải thất trái ở bệnh nhân VA ECMO.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH