Bài nghiên cứu này làm rõ một số ảnh hưởng của nền văn minh Đại Việt dưới sự mở rộng lãnh thổ của các Chúa Nguyễn từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử thông qua tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp và phương pháp logic để khái quát ba đặc điểm: (1) Văn minh Đại Việt ở vùng đất mới có sự ảnh hưởng trên phương diện văn hóa vật chất, thể hiện qua văn hóa phục sức, văn hóa cư trú, văn hóa giao thông
(2) Làng Việt được tổ chức trên vùng đất mới, nhưng có thêm đặc điểm mới khi người Việt tái định cư ở phía Nam cùng với sự du nhập của các mô hình xã hội mới của các dân tộc ít người
(3) Người Việt và các dân tộc ít người khác có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa tinh thần tâm linh. Một số trường phái mới đã được tiếp nhận bởi người Việt, góp phần và làm phong phú nền văn minh Đại Việt. Từ góc độ lịch sử văn minh, bài viết góp phần khẳng định văn minh Đại Việt đã có sự hội nhập văn hóa lớn ở vùng đất Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII.