Đánh giá hình thái, khả năng phân lập, tăng sinh và di cư của NBS nuôi cấy có nguồn gốc từ bệnh nhân vết thương mạn tính (VTMT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 60 mẫu da từ 3 vị trí khác nhau của 20 bệnh nhân có VTMT doloét tỳ đè và loét đái tháo đường (ĐTĐ). Các mẫu da được nuôi cấy theo quy trình của Freshney RI 2003 để đánh giá thời gian mọc NBS, thời gian phân lập qua các thế hệ, tốc độ tăng sinh và di cư giữa các vị trí khác nhau của hai nhóm và so sánh với NBS da khỏe mạnh. Kết quả: Các mẫu da tại các vị trí khác nhau đều mọc NBS, tuy nhiên vị trí nền vết thương (vị trí 1) có hiện tượng già hóa, không giữ được hình thái và chết nổi trên bề mặt đĩa nuôi cấy, không thể phân lập đến thế hệ P4. NBS ở vị trí mép vết thương (vị trí 2) và da lành cạnh vết thương (vị trí 3) có thể phân lập đến thế hệ P3, P4, P5 và không bị thay đổi hình thái. Các NBS từ VTMT ở vị trí 2, 3 có tốc độ tăng sinh, di cư liền vết thương thực nghiệm chậm hơn khi so sánhvới NBS da khỏe mạnh. Kết luận: VTMT do loét tỳ đè, loét ĐTĐ có thể phân lập được NBS ở vị trí mép vết thương và da lành cạnh vết thương mà không thay đổi hình thái khi nuôi cấy. Tuy nhiên tốc độ tăng sinh, di cư liền vết thương thực nghiệm của NBS vết thương mạn tính chậm hơn khi so sánh với NBS da khỏe mạnh.