Nghiên cứu so sánh xử lý oxy hóa điện hóa chất thải hữu cơ trong nước thải mặn bằng điện cực graphite và Ti/RuO2

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thi My Hanh Le, Thi Phuong Lan Nguyen, Tuan Dung Nguyen, Thi Lan Pham, Dai Lam Tran, Xuan Minh Vu

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, 2023

Mô tả vật lý: 29-36

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 449986

Trong những năm gần đây, nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm do nhu cầu sử dụng của con người tăng cao, nước thải chưa qua xử lý là nguyên nhân khiến chất lượng nước ngày càng suy giảm. Ngành nuôi trồng thủy sản mang lại lợi ích về thực phẩm cho con người, nhưng đi kèm với đó là ô nhiễm nguồn nước do thức ăn bị phân hủy, rác thải hữu cơ. Trong bài báo này, nước thải nhiễm mặn được xử lý bằng phương pháp oxy hóa điện hóa với hai loại điện cực Graphit và Ti / RuO2. Các thí nghiệm được tiến hành để khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện phản ứng như nồng độ muối, mật độ dòng điện, thời gian điện phân và pH đến hiệu suất khử COD và hiệu suất điện cực. Điện cực Ti/RuO2 cho thấy khả năng xử lý tốt hơn điện cực graphit ở cùng điều kiện phản ứng. Để đạt hiệu suất xử lýCOD và hiệu suất điện cực tối ưu, quá trình điện phân nước thải mặn được ưu tiên ở điều kiện hàm lượng muối 2%, mật độ dòng điện 45 mA/cm2, thời gian phản ứng 60 phút, pH 6. Ở điều kiện phản ứng này, hiệu suất xử lý COD đạt 87,7% (cực dương graphit) và 92,9% (cực dương Ti/RuO2), hiệu suất điện cực đạt 0,208 kg/h.A.m2 (cực dương graphit) và 0,22 kg/h.A.m2 (cực dương Ti/RuO2).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH