Khảo sát kiến thức và thực hành trong chăm sóc răng miệng của người bệnh cao tuổi. Khảo sát các bệnh lý răng miệng phổ biến ở người bệnh cao tuổi và xác định mối liên hệ giữa kiến thức, thực hành trong chăm sóc răng miệng với bệnh lý răng miệng phổ biến ở người bệnh cao tuổi Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022 tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM trên 296 người bệnh. Dữ liệu về kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng được thu thập bằng cách phỏng vấn người bệnh, các thông tin cá nhân và bệnh răng miệng được thu thập trên bệnh án. Kết quả: Người bệnh cao tuổi có kiến thức và kỹ năng tôtcòn khá thấp, lần lượt là 16,6% và 19,3%. Tỉ lệ mắc các bệnh răng miệng rất cao bao gồm: sâu răng và mất răng (đều chiếm 82,4%)
kế đến là nha chu với 75%. Nữ giới có tỉ lệ kiến thức tốt về chăm sóc răng miệng thấp hơn nam giới (OR=0,24
95%CI: 0,11-0,54
p=0,001)
Những người cao tuổi sống với vợ/chồng được ghi nhận có kiến thức tốt chăm sóc răng miệng hơn so với những người độc thân và góa/bụa (OR=2,36
95%CI: 1,26-4,41, p=0,001). Người bệnh sống tại thành thị có tỉ lệ kiến thức tốt hơn 9,07 lần (KTC 95% 2,74-29,97) so với những người bệnh sống tại nông thôn. Người bệnh cao tuổi có các bệnh lý về răng như sâu răng, mất răng, nha chu có tỉ lệ kiến thức tốt về chăm sóc răng miệng lần lượt bằng 0,08, 0,09 và 0,09 lần so với những người không có bệnh lý (p<
0,001). Người bệnh cao tuổi có các bệnh lý về răng như sâu răng, mất răng, nha chu có tỉ lệ thực hành tốt về chăm sóc răng miệng lần lượt bằng 0,16 lần, 0,15 lần và 0,12 lần so với những người không có bệnh lý (p<
0,001). Kết luận: Kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng ở người bệnh cao tuổi còn thấp, có mối liên quan với tỉ lệ mắc bệnh răng miệng cao.