Khả năng sinh trưởng và năng suất thân thịt của lợn DVN1 và DVN2 từ nguồn gen Duroc Canada qua 3 thế hệ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Đức Nguyễn, Duy Phẩm Phạm, Thị Minh Nụ Phạm, Hồng Sơn Trịnh, Quang Tuyên Trịnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2022

Mô tả vật lý: 43 - 47

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 450021

 Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phương từ năm 2017 đến 2020 nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và thân thịt của 2 dòng lợn đực DVN1 và DVN2 được chọn tạo từ 2 dòng lợn Duroc sinh trưởng nhanh và Duroc mỡ giắt cao nhập từ Canada. Tổng số 900 lợn hậu bị DVN1 (300 đực, 600 cái) và 900 lợn hậu bị DVN2 (300 đực, 600 cái) được sử dụng để kiểm tra năng suất 30-100kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tăng khối lượng của lợn DVN1 (893,49 g/ngày) không sai khác (P>
 0,05) so vói lợn DVN2 (890,30 g/ngày). Lợn DVN1 có dày mỡ lưng (10,34mm), tỷ lệ mỡ giắt (2,92%) thấp hơn so với lợn DVN2 (10,49mm và 3,03%), nhưng có dày cơ thăn (DCT) và tỷ lệ nạc (TLN) cao hơn (P<
 0,0001). Tiêu tốn thức ăn của lợn DVN1 (2,47kg) cũng thấp hơn so với lợn DVN2 (2,49kg) (P<
 0,0001). Các chỉ tiêu về tăng khối lượng, dày cơ thăn, tỷ lệ nạc và tỷ lệ mỡ giắt của lợn DVN1 và DVN2 có xu hướng tăng lên từ thế hệ 1 đến thế hệ 3, ngoại trừ chỉ tiêu dày mỡ lưng và tiêu tốn thức ăn giảm từ thế hệ 1 xuống thế hệ 3 (P<
 0,001). Sử dụng lợn DVN1 có thể cải thiện được DCT, TLN và TTTA so với lợn DVN2, trong khi đó sử dụng lợn DVN2 có thê cải thiện được TLMG so với lợn DVN1.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH