Đánh giá mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 234 trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021 bằng phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi chiếm tỷ lệ cao nhất (25,6%) trong nhóm trẻ nghiêncứu. Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi tăng nguy cơ thiếu sắt, thiếu kẽm và thiếu vitamin D lần lượt 1,5 lần, 1,5 lần và 1,9 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Không có tương quan giữa chỉ số Z-score (chiều cao/tuổi) với nồng độ sắt (r=0,01
p=0,92). Chỉ số Z-score (chiều cao/tuổi) tương quan yếu với nồng độ ferritin huyết thanh (r=0,17
p=0,01), tương quan yếu với nồng độ vitamin D (r=0,21
p=0,001), tương quan trung bình với nồng độ kẽm (r=0,45 với p<
0,00). Kết luận: Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, đặc biệt mức độ nặng, tăng nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng (bao gồm sắt, kẽm và vitamin D) hơn so với trẻ không suy dinh dưỡng thấp còi.