Năm 2019, điều tra đánh giá thực trạng sản xuất dong riềng tại Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, nhằm xác định tồn tại và nguyên nhân để đưa ra giải pháp về chính sách và kỹ thuật, góp phần phát triển bền vững và gìn giữ thương hiệu “Đặc sản miến dong Bình Liêu”. Kết quả cho thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng dong riềng có xu hướng tăng từ năm 2015 đến 2018. Hiện nay, trồng giống mới (giống DR3, DR1) chiếm 80-90% diện tích và thường có 6 loài sâu và 3 loài bệnh hại, trong đó bệnh cháy lá (Pseudomonas sp.) và thối thân (F. oxysporum Schlechtendahl) hại nặng từ 80 - 100% diện tích vào tháng 7 – 9 hàng năm. Từ năm 2019, diện tích dong riềng giảm mạnh nguyên nhân do củ dong riềng không bán được và tồn đọng lớn trên đồng ruộng. Người sản xuất mong muốn lớn nhất là củ dong riềng bán được giá và được trả tiền ngay chiếm tới 46,4% số hộ được hỏi. Củ dong riềng sau thu hoạch thường bán ngay cho thương lái với giá từ 1.700 - 2.000 đ/kg và bán cho nhà máy 2.200 - 3.000 đ/kg. Để phát triển bền vững và gìn giữ thương hiệu sản phẩm miến dong, cần nghiên cứu chọn tạo giống dong riềng kháng sâu, bệnh, có năng suất và chất lượng cao
tăng cường tập huấn, áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu, bệnh hại, ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến
chủ động kế hoạch và duy trì diện tích trồng khoảng 500 ha/năm
phối hợp với các cơ quan quản lý, hiệp hội doanh nghiệp, chương trình OCOP cấp tỉnh, cấp quốc gia và cơ sở chế biến kinh doanh miến dong sớm có phương án thu mua, quảng bá sản phẩm miến dong Bình Liêu