Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp giảm đau ngoài màng cứng liên tục cho người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng sử dụng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Anh Tú Đỗ, Như Quỳnh Nguyễn, Thị Thuỷ Nguyễn, Văn Đắc Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.994 +Cancers

Thông tin xuất bản: Y học cộng đồng, 2023

Mô tả vật lý: 108-114

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 450239

 Mô tả dấu hiệu sinh tồn và một số tác dụng không mong muốn của người bệnh (NB) sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng (UTĐTT) sử dụng phương pháp giảm đau ngoài màng cứng phối hợp Ropivacaine và Fentanyl.Thiết kế: Mô tả tiến cứu, trên 39 NB UTĐTT tại Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức và khoa Ngoại Bụng 2 – Bệnh viện K từ tháng 8/2021 – 10/2021.Kết quả: Tại 3 thời điểm T0, T12, T48, tần số mạch trung bình (nhịp/phút) lần lượt là 81,44 ± 10,02
  77,69 ± 9,73
  73,19 ± 3,11
  huyết áp tâm trương trung bình (mmHg) lần lượt là 77,38 ± 7,45
  76,28 ± 6,05
  68,36 ± 6,40
  huyết áp tâm thu trung bình (mmHg) lần lượt là 132,41 ± 10,51
  127,08 ± 7,17
  123,18 ± 6,98
  tần số thở trung bình (nhịp/phút) lần lượt là 17,87 ± 1,34
  16,72 ± 1,17
  16,92 ± 1,06
  Mô tả đặc điểm mức độ đau bằng thang điểm VAS trung bình giảm dần, tại T0 là 2,36 ± 1,09
  T12 là 0,36 ± 0,23
  T48 là 0,08 ± 0,06, sự khác biệt giữa các thời điểm có ý nghĩa thống kê (p<
 0,05). Các tác dụng không mong muốn gặp phải là buồn nôn/nôn (5,1%), ngứa (28,2%), bí tiểu (15,4%), tắc catheter (2,6%) và tuột catheter (12,8%). Kết luận: Hầu hết người bệnh có chỉ số sinh tồn sau phẫu thuật đều nằm trong giới hạn bình thường. Hiệu quả giảm đau đạt kết quả tốt với giờ thứ 48 với điểm VAS 0,08 ± 0,06. Cần chú ý đến các tác dụng không mong muốn thường gặp theo thứ tự ngứa, bí tiểu, tuột catheter, buồn nôn/nôn, tắc catheter.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH