Nghiên cứu được thực hiện để phân tích các chiến lược lịch sự được sử dụng bởi các giáo viên và sinh viên thuộc Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Nghiên cứu mô tả các loại chiến lược lịch sự được sử dụng bởi giáo viên và các loại chiến lược lịch sự được sử dụng bởi sinh viên trong các lớp học tiếng Anh. Nghiên cứu này là nghiên cứu mô tả định tính và định lượng. Đối tượng nghiên cứu là hai giáo viên tiếng Anh và bốn mươi sáu sinh viên của hai lớp tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên. Để thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu đã sự dụng cách ghi lại video và phỏng vấn. Lý thuyết về chiến lược lịch sự của Brown &
Levinson và Q. Nguyễn cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có bốn chiến lược chính được sử dụng bởi các giáo viên và sinh viên trong các lớp học tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, đó là chiến lược lịch sự công khai, lịch sự dương tính, lịch sự âm tính và chiến lược lịch sự không công khai, trong đó, chiến lược lịch sự dương tính chi phối việc sử dụng chiến lược lịch sự của giáo viên cũng như học sinh trong quá trình giảng dạy.