Khảo sát tỉ lệ và xác định các yếu tố liên quan đến biến chứng xuất huyết ở bệnh nhân ECMO. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm ở bệnh nhân người lớn thực hiện ECMO từ 01/2019 đến 01/2020 tại bệnh viện Chợ Rẫy. So sánh các đặc điểm nhân trắc, chẩn đoán, chỉ định và phương thức ECMO, độ nặng trước ECMO, các thông số đông cầm máu mỗi ngày trong quá trình ECMO ở bệnh nhân có và không có biến chứng xuất huyết quan trọng. Kết cục tử vong và các yếu tố tiên lượng đến biến chứng xuất huyết quan trọng được khảo sát bằng phân tích đa biến. Kết quả: Biến chứng xuất huyết quan trọng xảy ra ở 33/105 bệnh nhân (31,4%) và là yếu tố tiên lượng độc lập liên quan tử vong với tỉ số rủi ro hiệu chỉnh (aHR) 3,56
khoảng tin cậy (KTC) 95% 1,63-7,80, p <
0,001. Các yếu tố trước ECMO không liên quan có ý nghĩa thống kê với biến chứng xuất huyết quan trọng. Trong các xét nghiệm đông cầm máu mỗi ngày, APTT trên 72 giây [Odds ratio hiệu chỉnh (aOR) 7,10
KTC 95% 2,60-19,50
p <
0,001], fibrinogen dưới 2 g/l [aOR 7,10
KTC 95% 2,60-19,50
p <
0,001] và ACT trên 220 giây [aOR 3,9
KTC 95% 1,20-11,80
p=0,017] ở ngày trước xuất huyết có liên quan với xuất huyết quan trọng. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, biến chứng xuất huyết quan trọng là yếu tố tiên đoán tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân thực hiện ECMO. Với APTT >
72 giây, fibrinogen <
2 g/L là yếu tố tiên đoán mạnh nhất cho biến chứng xuất huyết quan trọng.