Chính sách động viên góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng của giảng viên đại học trong các giai đoạn khác nhau. Bài viết trình bày và phân tích khung lý thuyết về chính sách tạo động lực cho giảng viên đại học, bao gồm: chính sách duy trì động lực làm việc, tập trung vào cải cách chính sách tiền lương, bảo đảm điều kiện làm việc, xây dựng và duy trì môi trường làm việc dân chủ, hiệu quả
các chính sách thúc đẩy động lực làm việc liên quan đến đánh giá, bố trí, điều động, nâng cao trình độ chuyên môn, khen thưởng, kỷ luật... đối với giảng viên đại học. Theo đó, tác giả vận dụng chu trình cải tiến chất lượng “(CCr-EErAAr)PPrDDr” để đề xuất quy trình quản lý gồm 3 bước nhằm xây dựng chính sách tạo động lực cho đội ngũ giảng viên, bao gồm: (1) Xác định các vấn đề chất lượng cần cải thiện
(2) Điều chỉnh và/hoặc thiết kế chính sách mới
(3) Lập kế hoạch và triển khai chính sách mới phù hợp với việc thu thập thông tin phản hồi để cải tiến. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng của giảng viên nhà trường