Đánh giá kết quả chương trình can thiệp sớm trong 2 năm đầu đời cho trẻ có nguy cơ cao tại tỉnh Khánh Hòa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thùy Dung Biện, Thị Bích Hiền Đào, Hùng Rin Nguyễn, Thị Huyền Trang Nguyễn, Thị Thu Thúy Phạm, Hữu Chính Phan, Lan Anh Trần, Thị Mỹ Tuyết Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Y học cộng đồng, 2023

Mô tả vật lý: 237-243

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 450456

Đánh giá kết quả chương trình can thiệpsớm trong 2 năm đầu đời cho cho trẻ có nguy cơ cao rối loạn phát triển tâm vận động tại tỉnh Khánh Hòa.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là trẻ sơ sinh điều trị tại NICU được xác định là nguy cơ cao. Thiết kế nghiên cứu tiền cứu can thiệp không có nhóm chứng.Kết quả: 124 trẻ nguy cơ cao theo dõi và can thiệp đến 24 tháng tuổi. Tỷ lệ phát hiện chậm phát triển về lĩnh vực cá nhân và xã hội là 52,4%, vận động tinh tế-thích ứng là 46%, ngôn ngữ 61,2%, vận động thô 83,9%. Đến 24 tháng tuổi tỷ lệ trẻ còn chậm phát triển ngôn ngữ 29,8%, vận động tinh tế thích ứng 16,9%, vận động thô 16,1%, và cá nhân xã hội 15,3%. Đến 24 tháng tuổi chỉnh thì trẻ phát triển bình thường 67,7%, nghi ngờ 12,1%, chậm phát triển là 20,2%. Các yếu tố làm tăng rối loạn phát triển tâm vận động ở 2 tuổi của trẻ là nhẹ cân so với tuổi thai, hồi sức phòng sinh có bóp bóng, đặt nội khí quản, ép tim và bất thường não quan chẩn đoán hình ảnh.Kết luận: Chương trình theo dõi trẻ nguy cơ cao làm tăng tỷ lệ phát hiện sớm và giảm tỷ lệ trẻ bị rối loạn phát triển tâm thần vận động trong 2 năm đầu đời của trẻ.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH