Khảo sát thực trạng triển khai hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế giai đoạn 2017-2019, Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế giai đoạn 2017-2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dược sĩ phụ trách về báo cáo phản ứng có hại của thuốc và 138 báo cáo phản ứng có hại của thuốc lưu tại khoa Dược, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Các nhóm tiêu chí đánh giá về tổ chức quản lý, nguồn lực và hoạt động truyền thông liên quan đến công tác báo cáo phản ứng có hại của thuốc đều đạt trên 75% điểm tối đa. Năm 2017, tỷ lệ báo cáo so với cả nước đạt 0,62% và giảm xuống 0,37% năm 2019. Tỷ lệ báo cáo có chất lượng tốt tăng từ 34,62% năm 2017 lên 91,49% năm 2019. Đối tượng báo cáo chủ yếu là điều dưỡng (85,51%). Kháng khuẩn beta - lactam khác là nhóm thuốc nghi ngờ được báo cáo nhiều nhất (52,17%). Các cặp thuốc - phản ứng có hại được báo cáo với tỷ lệ lớn nhất là Ceftriaxon - nổi ban (13,04%), Ceftriaxon - ngứa (7,97%) và Ceftriaxon - nôn (7,97%).