Sức bền về sinh sản của lợn nái lại LxY vcn-Ms15) và Yx(Lvcn-Ms15) khi được phối giống với đực Duroc

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thế Tuấn Lê, Thị Hương Nguyễn, Văn Đức Nguyễn, Duy Phẩm Phạm, Sỹ Tiệp Phạm, Hồng Sơn Trịnh, Quang Tuyên Trịnh, Văn Quang Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 2019

Mô tả vật lý: 51 - 56

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 450649

 Tổng số 30 lợn nái Lx(YVCN-MS15) và 30 lợn nái Yx(LVCN-MS15) được sử dụng cho nghiên cứu này nhằm đánh giá sức bền về sinh sản thông qua 7 lứa đẻ tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Hưng Tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 2 nhóm lợn nái lai Lx(YVCN-MS15) và Y=(LVCN MS15) đều có sức bền về sinh sản rất tốt thể hiện qua 7 lứa đẻ. Cụ thể tương ứng với 2 nhóm lợn lai này về SCSS đạt 12,93 và 12,87 con ở lứa 1, tăng lên và đạt đinh ở lứa thứ 3 (14,93 và 14,93 con) và giảm dần từ lứa 4 đến lứa 7 nhưng vẫn đạt được 13,12 và 13,23 con
  về SCSSS là 12,57 và 12,50 con ở lứa 1, tăng dần lên và đạt đỉnh ở lứa thứ 3 (14,17 và 14,13 con), từ đó giảm dần xuống 12,62 và 12,69 con ở lứa thứ 7
  và SCCS cũng tăng dần từ lúa 1 (11,83 và 11,83 con) lên và đạt đinh ở lứa 3 (13,27 và 13,23 con), sau đó giảm dần và xuống thấp nhất ở lứa 7 (11,92 và 11,96 con). Tuy sự khác nhau giữa các lứa đẻ của 3 tính trạng này có ý nghĩa thống kê theo đúng quy luật sinh sản, song mức chênh lệch không lớn lắm, chứng tỏ sức bền về sinh sản số con cao ở 2 nhóm lợn lai này. Như vậy, trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam, cả 2 nhóm lợn nái lai Lx(YVCN-MS15) và Yx(LVCN- MS15) đều phát huy tốt tính năng sinh sản khi được phối với đực D. Vì vậy, cần sử dụng cả 2 nhóm lợn lai này vào sản xuất nhằm nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái Việt Nam mang lại hiệu quả cao cho ngành chăn nuôi lợn nước nhà.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH