Nghiên cứu nuôi vỗ cá ong bầu Rhynchopetaltes oxyrhynchus (Temminck & Schlegel, 1842) bằng các khẩu phần thức ăn khác nhau tại tỉnh Thừa Thiên Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Dân Lê, Hữu Toàn Ngô

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế, 2020

Mô tả vật lý: 1933-1939

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 450650

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự tăng trưởng và phát dục của cá Ong Bầu, một loài cá nuôi đặc hữu ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn, gồm 3 nghiệm thức, lặp lại 3 lần: 100% thức ăn cá tạp
  50% thức ăn tươi sống + 50% thức ăn công nghiệp (TACN)
  và 100% TACN. Các chỉ tiêu nghiên cứu chính gồm: i) Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá
  ii) Tuổi và khối lượng cá khi thành thục
  iii) Tỷ lệ thành thục của cá đực và cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện môi trường nuôi cửa biển Thuận An bao gồm nhiệt độ, hàm lượng oxy hoà tan (DO), pH, độ mặn, độ kiềm và N-NH3 mặc dù có biến động nhưng vẫn hoàn toàn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Khẩu phần ăn hoàn toàn bằng cá tạp được ghi nhận là phù hợp nhất đối với cá Ong Bầu với các kết quả về chỉ tiêu tăng trưởng, thành thục ở cá đực và cái cao hơn so với các nghiệm thức khác ở mức có ý nghĩa thống kê (p<
 0,05). Đồng thời, tỷ lệ thành thục của cá Ong Bầu được ghi nhận là đạt giá trị cao nhất ở cả ba nghiệm thức thí nghiệm vào tháng 7 và tháng 8 trong quá trình nuôi vỗ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH