Đái tháo đường (ĐTĐ) là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của gia đình và đất nước. Bên cạnh phòng bệnh thì việc quản lý tuân thủ điều trị là giải pháp duy nhất và hữu hiệu nhất giúp kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa các biến chứng do ĐTĐ gây nên. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ người ĐTĐ có theo dõi và tuân thủ điều trị được quản lý tại các trạm y tế thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc không tuân thủ điều trị của họ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 308 người ĐTĐ đang được quản lý tại các trạm y tế thuộc huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ. Thu thập số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp đối tượng qua bộ câu hỏi soạn sẵn, cân đo để lấy các chỉ số nhân trắc và ghi chép lại số đo đường huyết dựa vào sổ khám bệnh. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung là 21,4%. Tỷ lệ tuân thủ chế độ sử dụng thuốc, chế độ ăn, hạn chế rượu/ bia, không hút thuốc lá, theo dõi đường huyết-tái khám, vận động thể lực lần lượt là 85,7%
22,1%
92,9%
88,3%
73,7%
42,5%. Không tuân thủ điều trị ở nhóm có kiến thức chưa tốt cao hơn nhóm có kiến thức tốt và không tuân thủ điều trị ở nhóm không sử dụng BHYT cao hơn nhóm có sử dụng BHYT với p<
0,05 và OR lần lượt là 2,94 và 3,08. Kết luận: Cần truyền thông giáo dục nâng cao sự tuân thủ điều trị của người bệnh nhằm hạn chế các biến chứng do ĐTĐ gây ra.