Khảo sát và đánh giá độ chính xác, giá trị dự báo của các thang điểm GB, AIMS65 và PNED trong phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên nhập viện tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy và so sánh thang điểm PNED với các thang điểm GB, AIMS65 trong phân tầng nguy cơ. Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu khảo sát các bệnh nhân bị XHTH trên nhập viện và điều trị tại khoa Nội Tiêu Hóa, bệnh viện Chợ Rẫy từ 15/03/2019 đến 30/08/2019. Tính điểm số các thang điểm PNED, GB, AIMS65 và so sánh diện tích dưới đường cong ROC (AUC) để xác định giá trị dự đoán của các thang điểm. Kết quả: Có 175 BN XHTH trên đủ tiêu chuẩn được khảo sát, tuổi trung bình 59,51 ± 14,36, tỷ lệ nam/nữ: 2,07/1, tỷ lệ bệnh nhân cần can thiệp truyền máu: 45,1%, nội soi cầm máu: 30,3%, phẫu thuật: 0,57%, xuất huyết tái phát trong bệnh viện (BV): 9,7%, tỷ lệ tử vong chung: 5,1%. Về dự báo can thiệp truyền máu của thang điểm GB là cao nhất rồi đến PNED và cuối cùng là AIMS65 với AUC lần lượt là 67,1%
63,1%
56,4% (p<
0,001). Về dự báo nội soi can thiệp của thang điểm PNED là cao nhất rồi đến GB và cuối cùng là AIMS65 với AUC lần lượt là 62,2%
55,1%
52,7%. Về dự báo can thiệp y khoa chung của thang điểm PNED là cao nhất rồi đến GB và cuối cùng là AIMS65 với AUC lần lượt là 69,7%
66,2%
56,3%. Về dự báo tái xuất huyết của thang điểm PNED là cao nhất rồi đến GB với AUC lần lượt là 80,8%
62,1%. AUC của thang điểm AIMS65 là 48,5% không có giá trị trong dự báo tái xuất huyết. Về dự báo tử vong của thang điểm AIMS65 là cao nhất rồi đến GB và cuối cùng là PNED với AUC lần lượt là 77,3%
73,5%
61,3%. Thang điểm PNED với điểm cắt ≥ 6, có giá trị dự báo (+) khá cao đối với tiên lượng can thiệp y khoa chung (76,81%) so với 2 thang điểm GB (68,33%) với điểm cắt ≥ 9 và AIMS65 (61,33%) với điểm cắt ≥ 2. Kết luận: Thang điểm PNED có khả năng dự báo về can thiệp nội soi cầm máu, can thiệp y khoa nói chung và chảy máu tái phát là cao hơn so với 2 thang điểm GB và AIMS65.