Đánh giá giá trị tiên lượng của của một số chỉ số cận lâm sàng tới hiệu quả điều trị bệnh đa u tủy xương tại bệnh viện Đà Nẵng.Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại Bệnh viện Đà Nẵng trên bệnh nhân đa u tủy xương chẩn đoán từ tháng 4/2017 đến tháng 8/2022. 90 bệnh nhân đa u tủy xương điều trị 4 đợt hóa chất trở lên được ghi nhận đặc điểm cận lâm sàng huyết học, cận lâm sàng và đáp ứng lâm sàng. Phân tích sự liên quan giữa các đặc điểm huyết học và một số chỉ số cận lâm sàng với kết quả điều trị và thời gian sống không bệnh tiến triển.61,1% người bệnh được điều trị bằng phác đồ VCD. Nhóm nguy cơ cao theo tuổi (≥ 65 tuổi) chiếm 38,9%, theo ECOG (≥ 2) chiếm 40%, theo tỷ lệ tương bào (≥ 30%) chiếm 40%, theo nồng độ Hb (<
100 g/L) chiếm 71,1%, theo tỷ lệ NLR (≥2,25) chiếm 50%, theo số lượng tiểu cầu (<
150 G/L) chiếm 28,9%, theo Albumin (<
35 g/L) chiếm 62,2%, theo β2M (≥5,5 mg/L)chiếm 34,4%. Tỷ lệ đáp ứng một phần rất tốt trở lên là 76,7%, tỷ lệ đáp ứng một phần là 12,2% và bệnh không đáp ứng hoặc tiến triển là 11,1%. Thời gian sống không bệnh tiến triển (PFS) chung là 19 ±1,46 tháng (CI 95%, 16,13 – 21,85). Nồng độ albumin <
35g/L và các phác đồ điều trị là 2 yếu tố tiên lượng liên quan có ý nghĩa tới tỷ lệ đáp ứng điều trị. Số lượng tiểu cầu ≥ 150 G/L là yếu tố tiên lượng huyết học duy nhất có ý nghĩa liên quan tới thời gian sống thêm không bệnh tiến triển PFS.Các chỉ số cận lâm sàng về huyết học và bệnh sinh đa u tủy có thể được sử dụng như là các yếu tố tiên lượng đến hiệu quả điều trị và thời gian sống thêm không bệnh tiến triển trong đa u tủy xương. Người bệnh cần được làm các xét nghiệm đầy đủ để nhận biết các yếu tố tiên lượng và chẩn đoán sớm bệnh nhân nguy cơ cao, từ đó giúp lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu làm giảm nguy cơ tử vong.