Ứng dụng kỹ thuật trao đổi oxy hoá máu qua màng ngoài cơ thể ở bệnh nhân covid-19 nguy kịch

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thi Hồ, Nguyên Hải Yến Lê, Việt Anh Ngô, Đức Trung Nguyễn, Lý Minh Duy Nguyễn, Văn Hải Nguyễn, Chí Thành Phạm, Thanh Việt Phạm, Thị Ngọc Thảo Phạm, Thanh Linh Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612 Human physiology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 145-152

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 450774

 Bệnh nhân (BN) mắc COVID-19 mức độ nguy kịch với hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS – Acute Respiratory Distress Syndrome) có tỷ lệ tử vong cao. Kĩ thuật trao đổi oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO – Extracorporeal Membrane Oxygenation) được sử dụng như ở các BN không đáp ứng với điều trị nội khoa tối ưu.Mô tả đặc điểm lâm sàng, kết cục điều trị và các yếu tố ảnh hưởng đến kết cục của BN COVID-19 nguy kịch cần hỗ trợ ECMO.Nghiên cứu quan sát, hồi cứu BN COVID-19 có ARDS nặng được hỗ trợ ECMO tại Khoa ICU 2A Bệnh viện (BV) Hồi sức COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Bệnh Nhiệt Đới BV Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022.Có 25 BN được đưa vào nghiên cứu, với độ tuổi trung bình 31,1 tuổi. BN liên quan thai kì chiếm tỉ lệ cao 40% (10/25). Nhóm béo phì (BMI>
 30) chiếm tỉ lệ 32% (8/25). Trước khi thực hiện ECMO, tất cả BN đều được thở máy thông số tối đa với FiO2 100%, PEEP trung bình 13,9±2,8 cmH2O, trong đó có 36% BN được thông khí nằm sấp và 52% BN được máu hấp phụ cytokine. Tỉ lệ tử vong chung là 64%. Yếu tố tiên lượng tử vong trong mô hình hồi quy đơn biến bao gồm: Biến chứng ECMO và điểm RESP. Thang điểm tiên lượng tử vong ECMO RESP cho giá trị AUC là 0,823.BN COVID-19 nguy kịch cần hỗ trợ ECMO có tỉ lệ tử vong cao, điểm RESP và biến chứng do ECMO là yếu tố tiên lượng tử vong.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH