Trong nghiên cứu này, tổng số 380 mẫu thủy hải sản (tôm, cá, mực) tươi sống đã được lấy ngẫu nhiên tại các chợ truyền thống thuộc các quận trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tiến hành định tính Salmonella spp. bằng kỹ thuật nuôi cấy theo ISO 6579-1:2017, chọn khuẩn lạc điển hình, khẳng định bằng kỹ thuật PCR (TCVN 8342:2010), xác định serovar theo ISO/TR 6579-3:2014 và đánh giá đặc điểm nhạy cảm kháng sinh của chúng bằng phương pháp khuếch tán trong thạch (Kirby-Bauer). Kết quả cho thấy có 85 mẫu nhiễm Salmonella spp., tỷ lệ nhiễm là 22,37% (85/380). Khả năng kháng kháng sinh của các chủng Salmonella spp. với ít nhất 01 loại kháng sinh chiếm 85,88% (73/85), kháng từ 02 đến 05 loại kháng sinh 10,59% (09/85) và từ 06 đến 11 loại kháng sinh 4,71% (04/85). Kháng sinh có tỷ lệ vi khuẩn kháng cao nhất là tetracycline 43,53% (37/85). Ngược lại, 98,82% (84/85) số chủng Salmonella spp. nhạy cảm với ceftazidime. Tỷ lệ Salmonella spp. đa kháng là 15,29% (13/85). Kiểu hình kháng kháng sinh phổ biến là ampicillin, streptomycin, tetracycline, trimethoprim/sulfamethoxazole (AM, STR, TE, SXT) chiếm 46,15% (6/13). Định danh được 06 kiểu huyết thanh (serovar) khác nhau trong số 13 chủng Salmonella spp. đa kháng, phổ biến nhất là S. kentucky (05 chủng)
S. infantis (02 chủng)
S. agona và S. potsdam (01 chủng)
S. saintpaul, S. braenderup (01 chủng). Kết quả phát hiện 92,31% kiểu huyết thanh (serovar) có mang gen đề kháng (blaTEM, strA: 53,85%
blaSHV: 7,69%
tetA: 92,31%
tetB: 7,69% và sul1: 23,08%). Chỉ có 03 kiểu huyết thanh (serovar) có kiểu gen (blaTEM, strA, tetA, sul1) trùng khớp với kiểu hình đề kháng (AM, STR, TE, SXT) đó là S. kentucky (02) và S. saintpaul (01) đều được phân lập từ mẫu cá