Đặc điểm rối loạn lipid máu và đột biến gen LDLR ở 2 phả hệ gia đình của người bệnh mắc sớm nhồi máu cơ tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2021-2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Thanh Trúc Dương, Hồng Hà Nguyễn, Minh Hoàng Nguyễn, Trung Kiên Nguyễn, Thị Ngọc Nga Phạm, Duy Đăng Trương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 612.1 Blood and circulation

Thông tin xuất bản: Tim mạch học Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 65-71

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 451017

 Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng 65 thành viên trong 2 phả hệ gia đình bệnh nhân nhồi máu cơtim cấp xuất hiện sớm có rối loạn lipid máu đã được chẩn đoán và đang điều trị tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh, năm 2021-2022. Kết quả: 60% thành viên của 2 phả hệ có độ tuổi 20-59
  58,5% là nam
  40% bị thừa cân
  7,7% mắc bệnh béo phì
 Tiền sử hút thuốc lá và tim mạch có tỷ lệ thấp (7,7%)
  tỷ lệ cao huyết áp và tiểu đường lần lượt là 12,3% và 10,8%. Có đến 63,1 % thành viên bị rối loạn lipid máu, chủ yếu ở dạng kết hợp (63,4%)
  có 73,8% thành viên có chỉ số cholesterol toàn phần ở mức bình thường. Phả hệ 01 có 48,6% thành viên mang đột biến c.664T>
 C
  phả hệ 02 có 46,7% thành viên mang đột biến IVS7+10 C>
 G.Tất cả đột biên đểu ở dạng dị hợp tử. Tổng tỷ lệ đột biến chung trong 2 phả hệ là 47,7%. Mức độ rối loạn cholesterol toàn phần và mức độ tăng LDL-C là có mối liên quan mang ý nghĩa thống kê với tỷ lệ xuất hiện đột biến gen CDLR (p<
 0,05). Kết luận: Tỷ lệ đột biến trong 2 phả hệ tương đối cao (47,7%). Do vậy sàng lọc FH giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm giảm sê làm tỷ lệ bệnh tật và tử vong do bệnh tim mạch ở những người tăng cholesterol có tính chất gia đình.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH