Tổn thương gan thường gặp trong bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) và biểu hiện khá đa dạng, thay đổi từ tổn thương nhẹ tăng transaminase không triệu chứng đến mức độ nặng vàng da và suy gan cấp tính, dẫn đến tử vong. Nhiều yếu tố góp phần gây nên tổn thương gan gồm thiếu oxy do giảm tưới máu,virus tấn công trực tiếp tế bào gan hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng tổn thương gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue người lớn
2. Đánh giá mối liên quan giữa tổn thương gan với đặc điểm lâm sàng, mức độ nặng sốt xuất huyết Dengue. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 160 bệnh nhân ≥ 16 tuổi được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nhập viện tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2020. Kết quả: Biểu hiện lâm sàng tổn thương gan: đau bụng hạ sườn phải (25%), gan to (6,3%), vàng da vàng mắt (1,3%), bệnh não gan (0%). Xét nghiệm transaminase: tăng hoạt độ AST và ALT từ 2 - 5xULN (36,9% và 29,4%), 5 - 15xULN (16,9% và 11,9%), >
15xULN (6,2% và 2,5%) và 90,6% bệnh nhân có tỷ số AST/ALT >
1. Xét nghiệm chức năng gan khác: tăng ALP (1,3%)
tăng bilirubin toàn phần (2,5%), PT% giảm (6,9%). Giá trị AST, ALT, bilirubin toàn phần khác nhau giữa các mức độ SXHD, tăng trong thể SXHD có dấu hiệu cảnh báo và SXHD nặng (p <
0,05). Trong SXHD: Có mối liên quan giữa mức độ tăng AST, ALT, tỷ prothrombin với xuất huyết tiêu hóa trong SXHD (p <
0,05), có mối liên quan giữa mức độ tăng AST với sốc (p <
0,05). Có mối tương quan nghịch giữa hoạt độ AST, ALT với số lượng tiểu cầu (p <
0,05). Kết luận: Có mối liên quan giữa mức độ tăng enzym AST, ALT và xuất huyết tiêu hóa trong bệnh sốt xuất huyết Dengue. Có mối liên quan giữa mức độ tăng AST và sốc (p <
0,05). Tỷ prothrombin giảm <
70% là yếu tố nguy cơ của xuất huyết tiêu hóa, sốc (p <
0,05).