Nghiên cứu khả năng xử lý tuần hoàn nước nuôi tôm bằng mô hình pin nhiên liệu sinh học không màng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Phạm, Thị Hoa Phạm, Quế Hương Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 576 Genetics and evolution

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học Trái đất và Môi trường (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 336-347

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 451093

Pin nhiên liệu vi sinh (MFC), hệ thống sử dụng vi sinh vật để chuyển đổi các hợp chất hữu cơ thành năng lượng điện, là một phương pháp khả thi cao để xử lý nước thải nhiễm mặn. Hầu hết nước thải phát sinh từ nuôi trồng thủy sản có chứa độ mặn cao. Ngoài ra, việc duy trì chất lượng nước tốt là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và sống sót tối ưu của tôm. Nghiên cứu này đánh giá khả năng xử lý để tái tuần hoàn nước thải nuôi tôm và cải thiện hiệu suất tăng trưởng của Penaeus vannamei (Tôm thẻ chân trắng) của Mô hình pin nhiên liệu inh học không màng (MFCs). Sáu mô hình MFC được chế tạo bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương như: polyvinyl clorua (PVC), bùn kỵ khí, điện cực dương và điện cực âm bằng lụa carbon, graphit dạng hạt, bông thủy tinh và hạt thủy tinh. Nghiên cứu này so sánh hai nghiệm thức khác nhau bao gồm: đối chứng (mô hình nuôi không có MFCs) và mô hình MFCs (mô hình ứng dụng với nuôi tôm). Mỗi nghiệm thức được thực hiện ba lần với tôm ở cỡ PL30-PL45, trọng lượng ban đầu trung bình 0,91 ± 0 (g) và chiều dài ban đầu trung bình là 3,03 ± 0,6 (cm). Các thí nghiệm được thiết lập bằng cách sử dụng các bể 120 L (thể tích làm việc 90 L), đầu vào với nước biển ở độ mặn 20 ppt, nhiệt độ từ 22 ◦ C đến 26 ◦ C, pH từ 7,5 đến 9,4 và oxy hòa tan từ 5,5 đến 7.2. Mật độ tôm là 5 con tôm ấu trùng / lít. Kết quả nghiên cứu đạt được hiệu quả loại bỏ nhu cầu oxy hóa học, amoniac, nitrit và nitrat lần lượt lên tới 58,83%, 76,1%, 56,33% và 70,90%. Tỷ lệ sống của tôm được duy trì và tốc độ tăng trưởng được cải thiện đáng kể so với xử lý đối chứng. Kết quả thu được trong nghiên cứu này cho thấy MFCs có khả năng xử lý trước tuần hoàn nước thải nuôi tôm và cải thiện năng suất tăng trưởng của Penaeus vannamei (Tôm thẻ chân trắng).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH