Phân lập một số chủng nấm Polyporales sp. F6 sản xuất laccase tại thành phố Buôn Ma Thuột

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thanh Hà Đặng, Chiến Thắng Đoàn, Đức Huy Nguyễn, Thị Ngọc Lan Phạm, Thị Diệu Thu Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và công nghệ - Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 2020

Mô tả vật lý: 125-134

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 451244

Laccase thuộc nhóm enzyme oxi hóa nhân đồng, có tính oxy hóa mạnh, có phổ cơ chất đa dạng, và là enzyme thân thiện với môi trường do trong phản ứng laccase chỉ cần lấy oxygen từ không khí và sản phẩm phụ duy nhất tạo thành sau phản ứng là nước nên laccase được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt công nghiệp dệt, nhuộm và xử lý ô nhiễm môi trường. Laccase được thu từ nhiều nguồn khác nhau như thực vật, vi khuẩn, côn trùng và nhiều vi sinh vật khác. Dựa vào đặc điểm khuẩn lạc và hình thái sợi nấm cùng với trình tự gen mã hóa 18S rRNA đã xác định chủng F6 có độ tương đồng đến 99% với loài Polyporales sp khi so sánh trên GenBank (NCBI), F6 có khoảng 608bp. Loài Polyporales sp F6 có khả năng sinh tổng hợp enzym laccase mạnh, đạt đạt 90,37 (U/L) sau 9 ngày lên men. Điều kiện lên men để loài này sinh tổng hợp laccase mạnh là lên men lỏng, môi trường BSM bổ sung 5% cơ chất bột rơm, ở nhiệt độ 300 C, pH7.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH