Biến chứng liên quan đến lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ở trẻ sơ sinh tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city năm 2022 - 2023

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thắm Hà, Thị Thanh Hoàng, Thị Hiền Nguyễn, Thị Quyên Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 147-151

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 451628

 Mô tả tình trạng biến chứng liên quan đến lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ở trẻ sơ sinh tại khoa Sơ sinh Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2022 - 2023. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 150 trẻ sơ sinh nhập viện từ ngày 01/08/2022 đến 23/2/2023 tại khoa Sơ sinh - Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City có đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi tại khoa. Kết quả: 72,7% trẻ nhập viện ngay ngày đầu sau sinh. Tỷ lệ trẻ trai là 67,3% và trẻ gái là 32,7%. Cân nặng trung bình của trẻ khi nhập viện là 3038,8 ±795,0g
  Bệnh lý chính của đối tượng nghiên cứu là nhiễm khuẩn sơ sinh (chiếm 64%) và suy hô hấp (chiếm 60%). Số lần lưu kim luồn trung bình là 2,1/bệnh nhi, chủ yếu lưu 2 lần (chiếm 41,6%). Tỷ lệ đường truyền có biến chứng chiếm 20,8%, trong đó thấm mạch/ thoát mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 15,7% (chủ yếu mức độ 1 chiếm 77,6%
  mức độ 2 chiếm 18,4 và mức độ 3 chiếm 4,0%
  tiếp theo là tỷ lệ biến chứng viêm tĩnh mạch chiếm 3,2% (toàn bộ đều là độ I)
  biến chứng loét tỳ đè vị trí lưu kim chiếm 1,9% (tất cả là độ 1) và không có đường truyền nào có biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Kết luận: Tỷ lệ biến chứng lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ở trẻ sơ sinh 20,8%. Tỷ lệ biến chứng thấm mạch/ thoát mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 15,7%
  tiếp theo là tỷ lệ biến chứng viêm tĩnh mạch chiếm 3,2%
  biến chứng loét tỳ đè vị trí lưu kim chiếm 1,9% và không có đường truyền nào có biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH