Ảnh hưởng của yếu tố địa văn hóa đến kiến trúc làng truyền thống Tiểu vùng Hạ Châu thổ sông Hồng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hồng Mạnh Lê

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 720 Architecture

Thông tin xuất bản: Kiến trúc và Xây dựng, 2021

Mô tả vật lý: 26 - 29

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 451675

Trong các phương pháp tiếp cận nghiên cứu về văn hóa, tiếp cận văn hóa từ góc độ không gian đã được các nhà nghiên cứu về địa lý đề xuất. Đối tượng nghiên cứu chính là cảnh quan văn hóa, bao gồm các đặc trưng về yếu tố tự nhiên, môi trường, khí hậu (cảnh quan tự nhiên) và các yếu tố do con người tạo nên trong quá trình định cư cùa mình (cảnh quan nhân tạo). Hai yếu tố đó tương tác với nhau trong quá trình phát triển của dân cư trong khu vực đó tạo nên sắc thái văn hóa riêng cho từng khu vực, trong các yếu tố đó kiến trúc là một thành phần mang những đặc tính bị động (chịu tác động) và chủ động (ứng phó) góp tạo nên đặc trưng của yếu tố cảnh quan nhân tạo. Trong quá trình bồi đắp hình thành đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) tiến từ vùng núi ra biền đã tạo ra nhiều vùng địa lý khác nhau. Người Việt cổ di chuyển theo quá trình bồi đắp để khai thác những vùng đất phì nhiêu mà sông Hồng mang lại, dựa vào điều kiện tự nhiên và địa hình để đặt những cơ sở đầu tiên cho tổ chức những cộng đồng dân cư sơ khai, qua quá trình lao động và sinh hoạt đã tạo ra các điểm dân cư mang những sắc thái địa văn hóa riêng và sắc thái đó được gìn giữ, phát huy và xây dựng qua nhiều thế hệ để làm cơ sở hình thành làng truyền thống sau này. Vùng duyên hải ven biển với những bãi bồi (Nam Định, Thái Bình...) trong quá trình lặn biển, lao động và sinh sống, những cộng đồng dân cư đã tương tác với những đặc trưng của môi trường tự nhiên (khai thác những ưu đãi, đối phó và cải tạo những nhược điểm) để hình thành những nét văn hóa sơ khai trong nhận thức, tín ngưỡng, tổ chức cộng đồng, sinh hoạt cá nhân và từ đó hình thành tiểu vùng văn hóa duyên hải ven biển. Những yếu tố đó tác động đến cảnh quan nhân tạo (trong đó có kiến trúc) tạo nên một khu vực có những sắc thái riêng biệt đặc trong vùng văn hóa ĐBSH.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH