Nghiên cứu này dựa trên mô hình ứng dụng năng lực chấp nhận trong tâm lý trị liệu của SC. Hayes với tên gọi là Trị liệu chấp nhận và cam kết (acceptance and commitment therapy - ACT), được tiến hành trên 120 bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu nhằm xác định mối liên hệ giữa năng lực chấp nhận và kiểu ứng phó với bệnh ở bệnh nhân ung thư. Các công cụ nghiên cứu là: 1) Thang đo Chấp nhận (the acceptance subscale of the philadelphia mindfulness scale - PHLMS) của Cardaciotto, Herbert, Forman, Moitra và Farrow (2008)
2) Thang đo Ứng phó (COPE scale) của Carver, Scheier và Weintraub (1989). Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân nam chấp nhận cao hơn bệnh nhân nữ, tuổi đời lớn hơn thì chấp nhận cao hơn. Không có môi tương quan giữa chấp nhận và ứng phó tập trung vào vấn đề, ngược lại, có tương quan nghịch giữa chấp nhận và ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó né tránh. Ứng phó né tránh cũng là yếu tố có khả năng dự báo mạnh nhất năng lực ấp nhận của bệnh nhân ung thư. Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu này, các khuyến nghị về việc áp dụng yếu tố chấp nhận trong chăm sóc giảm nhẹ và trong tâm lý trị liệu cho bệnh nhân ung thư cũng như những gợi mở cho các nghiên cứu trong tương lai đã được thảo luận.