Động lực phụng sự công ảnh hưởng đến kết quả công việc của viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập?

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mỹ Linh Trần, Hoàng Hồng Huệ Trịnh, Thái Huy Cường Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Kinh tế, Kinh doanh và Luật (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2023

Mô tả vật lý: 4124-4141

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 451944

 Động lực phục vụ công (PSM) là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực quản lý và hành chính công từ những năm 1990. Tại Việt Nam, năm 2016 đánh dấu sự khởi đầu của các nghiên cứu với việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến động lực phụng sự công cũng như các tác động của nó đối với sự hài lòng, hiệu suất và cam kết với tổ chức của công chức. Tuy nhiên, vẫn chưa có các nghiên cứu xem xét PSM ảnh hưởng như thế nào đến kết quả công việc viên chức trong bối cảnh cơ sở giáo dục đại học công lập của Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét các khía cạnh cơ bản PSM (sự hy sinh, cam kết vì lợi ích công, quan tâm đến hoạch định chính sách công và lòng trắc ẩn) ảnh hưởng đến kết quả công việc của viên chức bao gồm mặt tích cực và tiêu cực của nhân viên (nỗ lực làm việc
  hành vi công dân tổ chức, ý định chuyển việc và căng thẳng liên quan đến công việc). Thông qua phân tích mẫu 313 cán bộ quản lý, chuyên viên và giảng viên của các trường đại học công lập ở Việt Nam bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kết quả đã chỉ ra rằng bốn khía cạnh PSM có ảnh hưởng khác nhau đến kết quả công việc của viên chức. Đặc biệt, ba khía cạnh thuộc PSM, cụ thể là sự hy sinh, sự cống hiến cho lợi ích công và sự quan tâm đến hoạch định chính sách công có ảnh hưởng tích cực đến nỗ lực làm việc của viên chức
  trong khi lòng trắc ẩn thì không có ảnh hưởng không đáng kể. Mặc dù cả bốn khía cạnh của PSM đều có ảnh hưởng tích cực đến nỗ lực làm việc và hành vi công dân tổ chức nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ căng thẳng liên quan đến công việc và ý định rời bỏ tổ chức. Nghiên cứu này chứng minh rằng mức độ PSM cao hơn trong tất cả các khía cạnh bên trong có mối liên hệ cùng chiều với hành vi công dân tổ chức của viên chức. Tuy nhiên, PSM lại có mối tương quan ngược chiều với sự căng thẳng trong công việc mặc dù điều này chỉ được thể hiện bởi khía cạnh về lòng trắc ẩn. Kết quả của nghiên cứu này cũng đã đề xuất một số khuyến nghị quan trọng cho các phương thức tiếp cận về quản lý nguồn nhân lực trong các trường đại học công lập ở Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH