Ảnh hưởng của dịch trích vỏ quả lựu (Punica granatum) lên sự ức chế hình thành tinh thể calcium oxalate gây bệnh sỏi thận trong điều kiện in vitro

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hồng Lam Bằng, Thảo Nguyên Lê, Phạm Tú Nguyễn, Phạm Tuấn Nguyễn, Đức Tài Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 615 Pharmacology and therapeutics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 2020

Mô tả vật lý: 2095-2103

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 452278

 Nghiên cứu sử dụng dịch trích vỏ quả lựu được thực hiện để đánh giá khả năng ức chế tinh thể Calcium oxalate, gồm 03 giai đoạn chính là hình thành, phát triển và ngưng tụ. Mẫu vỏ quả lựu được ly trích bằng phương pháp ngâm dầm với ethanol 80% để tạo cao chiết. Phần trăm ức chế hạt nhân tinh thể Calcium oxalate của cao chiết vỏ quả lựu được xác định bằng phương pháp đo quang phổ ở bước sóng 620 nm
  trong khi đó, hiệu quả ức chế phát triển tinh thể Calcium oxalate của cao chiết được đánh giá bằng mật độ quang của mẫu thử ở bước sóng 214 nm trong thời gian 600 giây. Hiệu quả ức chế ngưng tụ tinh thể calcium oxalate của cao chiết được xác định bằng cách đo lường mật độ quang ở bước sóng 620 nm vào các khoảng thời gian 30, 60, 90, 180 và 360 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ ẩm của mẫu đạt 71,89% và hiệu suất cao chiết đạt 4,59%. Cao chiết vỏ quả lựu có sự hiện diện của các hợp chất flavonoid, alkaloid, saponin, terpenoid, tanin và phenol. Cao chiết vỏ quả lựu có khả năng ức chế hình thành hạt nhân, phát triển và ngưng tụ của tinh thể Calcium oxalate với giá trị IC50 lần lượt là 0,76 mg/mL
  0,75 mg/mL và 0,99 mg/mL.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH