Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Tri Khiêm Nguyễn, Thị Bé Thơ Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 330 Economics

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 132 - 140

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 452336

 Nghiên cứu nhằm phân tích chuỗi giá trị ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp qua khảo sát 44 nông dân, 5 cơ sở Sơ chế, 5 tiểu thương, 5 doanh nghiệp chế biến và 6 nhà hỗ trợ. Khung lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001) và phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận được sử dụng để đánh giá mục tiêu trên. Kết quả cho thấy, năm 2018 tổng sản lượng gương sen ở tỉnh Đồng Tháp là 2.115 tấn, tổng doanh thu sen đạt 243,87 tỷ đồng và tổng lợi nhuận là 31,23 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận trong khâu sản xuất của toàn bộ nông dân trồng sen là cao nhất (chiếm 47,1% tổng lợi nhuận toàn chuỗi), tuy nhiên lợi nhuận trung bình/hộ/năm là thấp nhất, khoản 105 triệu đồng do lượng bán trung bình/hộ/năm không nhiều (khoảng 5,1 tấn/hộ/năm). Trong khi đó, tổng lợi nhuận của doanh nghiệp chế biến rượu sen chỉ chiếm 11,6% trong toàn chuỗi nhưng lợi nhuận trung bình gần 903 triệu đồng/doanh nghiệp/năm. Tiêu thụ sen không ổn định về giá và sản lượng do thiếu thông tin thị trường, chưa liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp sơ chế, chế biến sâu
  thiếu công nghệ sản xuất và sơ chế là những bất cập trong chuỗi giá trị sen Đồng Tháp. Thị trường tiềm năng nội địa và xuất khẩu sen lụa và các sản phẩm chế biến từ sen còn rất cao. Để bảo đảm ổn định và phát triển bền vững ngành sen, thời gian tới tỉnh Đồng Tháp cần chú trọng xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sen, nghiên cứu phát triển công nghệ trồng trọt, sơ chế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng sen và và hướng đến thị trường xuất khẩu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH