Đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng có tổng diện khoảng 300 km2, lượng mưa trung bình năm trên đảo tương đối phong phú, khoảng 2.000 mm/năm. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt phục vụ nhu cẩu phát triển kinh tế - xã hội trên đảo đang bị suy kiệt nghiêm trọng. Nguyên nhàn của hiện tượng này là do khu vực có cấu trúc địa chất chủ yếu là đá vôi với hệ thống nứt nẻ, dập vỡ phát triển mạnh, hàng năm một lượng lớn nước từ đảo thoát trực tiếp ra biển theo các hệ thống này, đạt khoảng 200 triệu m3., Bên cạnh đó, khối nước biển cũng dịch chuyển trực tiếp vào các cấu trúc chứa nước thông qua hệ thống nứt nẻ, dập vỡ này, gây nên hiện tượng nhiễm mặn nguồn nước., Trên thế giới, nhiều công trình ngăn mặn tạo nguồn nước ngọt đã được ứng dụng thử nghiệm thành công từ những năm 1800, góp ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ và bổ cập nguồn nước cho những khu vực ven biển. Tại Việt Nam, vấn đề này cũng được để cập tới trong một sỏ' các tài liệu khoa học và đa phần đều cho rằng giải pháp ngăn mặn có khả năng tạo nguồn nước ngọt cho các khu vực ven biển. Vì những lý do trên, việc "ứng dụng cõng nghệ ngăn mặn tạo nguồn nước ngọt trên đảo Cát Bà" là rất cần thiết.