Nghiên cứu về thành phần loài ốc Song kinh có vỏ ở vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Sơn Dương (Hà Tĩnh), Vĩnh Hy (Ninh Thuận), Nha Trang (Khánh Hòa), Sơn Trà (Đà Nẵng), Cát Bà (Hải Phòng) được tiến hành với 2 đợt thu mẫu (đợt 1 từ tháng 4-6/2017 và đợt 2 từ tháng 4-6/2018), tại 40 vị trí. Kết quả cho thấy tổng cộng có 68 loài động vật thân mềm lớp Song kinh có vỏ được phát hiện thuộc 11 họ trong đó, số lượng loài cao nhất thuộc về vùng biển Nha Trang với 35 loài. Chỉ số tương đồng loài dao động từ 0-0,65, cao nhất thuộc về khu vực Vĩnh Hy (Ninh Thuận) và Nha Trang (Khánh Hòa). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 dạng nền đáy, nền đáy san hô chiếm ưu thế phân bố cho lớp ốc Song kinh có vỏ. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu còn là nguồn dữ liệu để xây dựng danh mục động vật thân mềm lớp Song kinh có vỏ của Việt Nam.