Khảo sát việc kê đơn và hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trên bệnh nhân cao tuổi thông qua công cụ STOPP/START tại Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, Cà Mau

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Tố Quyên Đỗ, Mạnh Hùng Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 618.97 +Geriatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2021

Mô tả vật lý: 168-178

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 453114

 Khảo sát việc kê đơn thuốc cho người cao tuổi tại Trung tâm Y tế huyện Thới Bình và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ xảy ra PIM , PPO, qua đó đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng lên việc cải thiện PIM và PPO. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có can thiệp trên đối tượng nghiên cứu là đơn thuốc và bác sĩ kê đơn. PIM và PPO được xác định dựa trên công cụ STOPP/START 2014. Kết quả: Ở giai đoạn I (1718 bệnh nhân, 6288 đơn): tỷ bệnh nhân gặp ít nhất 1 PIM là 61,69%, 36,26% đơn thuốc có ít nhất 1 PIM, 41,09% bệnh nhân gặp ít nhất 1 PPO (41,09%) và 27,66% đơn thuốc có ít nhất 1 PPO. Yếu tố có liên quan đến nguy cơ xảy ra PIM và PPO gồm tuổi, giới tính bệnh nhân, số lượng bệnh, số lượng thuốc trong đơn
  tuổi tác, thâm niên, mức độ hài lòng của bác sĩ. Trong giai đoạn can thiệp (1729 bệnh nhân, 6585 đơn): tỷ lệ bệnh nhân có PIM giảm từ 61,76 xuống 32,52% (p <
  0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có PPO giảm từ 41,09% xuống 40,79% (p >
  0,05). Kết luận: Kê đơn không phù hợp xảy ra khá phổ biến ở bệnh nhân cao tuổi. Can thiệp dược lâm sàng làm giảm đáng kể tỷ lệ PIM.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH