Bài báo trình bày kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng (phần khối lượng vỏ trấu, phần khối lượng chất trợ tương hợp (MAPE), kích thước hạt trấu) đến tính năng cơ lý, độ cứng và độ hút nước của vật liệu composite PE/trấu. Kết quả khảo sát cho thấy, sự gia tăng phần khối lượng trấu từ 80 - 120 làm tăng độ bền cơ lý (kéo đứt, uốn, nén) của vật liệu, nhưng không nhiều và khi tiếp tục tăng đến 140 phần khối lượng thì các chỉ số này lại giảm dẩn
Độ cứng của vật liệu composite đạt tới mức ổn định khi phần khối lượng trấu tăng hơn 130
Độ hấp thụ nước tăng khi tăng hàm lượng trấu. Sự thay đổi phần khối lượng MAPE từ 0.5 đến 2.0 làm tăng độ bền cơ lý của vật liệu, nhưng không nhiều và khi tiếp tục tăng đến 3.5 phần khối lượng thì các chỉ số này hầu như không đổi
Độ cứng của vật liệu composite đạt tới mức ổn định khi phần khối lượng MAPE tăng trên 3.5
Độ hấp thụ nước giảm khi tăng phần khối lượng MAPE từ 0.5 tới 2.0 và tăng đến 3.5. Sự thay đổi kích thước hạt trấu từ 0,1 lên 1,0 mm làm tăng độ bền cơ lý của vật liệu, nhưng không nhiều và khi tiếp tục tăng đến trên 2 mm thì các chỉ số này lại giảm, chỉ số đạt cao nhất khi kích thước hạt trấu đạt từ 0,5 - 1,0 mm
Độ cứng của vật liệu composite đạt tới mức ổn định khi kích thước hạt trấu tăng từ trên 1,0 đến 2,0 mm và giảm khi tăng kích thước hạt trấu trên 2,0 mm
Độ hấp thụ nước đạt thấp nhất khi kích thước hạt trấu <
0,1 mm và đạt từ 1,0 - 1,5 mm. Trên cơ sở kết quả khảo sát, các tác giả đã thiết kế, sản xuất thử nghiệm cọc composite PE/trấu, phục vụ công trình chống sạt lở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.