Kháng thể kháng bào tương bạch cầu đa nhân trung tính trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Tùng Lâm Đỗ, Văn Đoàn Nguyễn, Thị Vân Anh Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 180-183

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 453339

Nghiên cứu nhằm khảo sát vai trò của các kháng thể kháng bào tương bạch cầu đa nhân trung tính trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống . Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 bệnh nhân được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn SLICC 2012 điều trị tại Trung Tâm Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2020 đến tháng 9/2021. Kết quả: Tỉ lệ ANCA , MPO - ANCA, PR3-ANCA dương tính lần lượt 33%, 3,5%, 32,2%. PR3-ANCA dương tính liên qua tới nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 2 năm (p=0,05). Biểu hiện lâm sàng thường gặp trong nhóm bệnh nhân SLE với ANCA, c-ANCA dương tính là là đau khớp (57,9% và 56,8%), ban cánh bướm (26,3% và 24,3%), viêm phổi kẽ (26,3% và 24,3%), tràn dịch đa màng (34,2% và 35,1%) loét da, đầu chi (18,4% và 18,9%), Raynaud (16,2% và 16,7%) giảm C3 (97,4% và 97,3%), giảm C4 (84,2% và 83,8%) và 100% bệnh nhân SLE có ANCA, c - ANCA dương tính có dsDNA dương tính. ANCA dương tính ở bệnh nhân SLE liên quan tới các biểu hiện loét da, đầu chi (OR= 4,121, p = 0,038), Raynaud (OR= 7,258, p = 0,014), giảm C4 (OR= 4, p = 0,004), tăng dsDNA (OR= 1,561, p = 0,029), mức độ hoạt động bệnh nặng (OR=2,829, p=0,017) Kết luận: Ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, ANCA liên quan tới mức độ hoạt động bệnh nặng và tổn thương da, hiệ tượng Raynaud. Chưa thấy mối liên quan giữa ANCA với tổn thương thận trong SLE.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH