Xác định tỷ lệ, mối liên quan rối loạn trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn ở bệnh nhân COVID-19 kéo dài để đề ra các biện pháp phát hiện sớm, sàng lọc, chẩn đoán và quản lí điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện
đối tượng 378 bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài
sử dụng bảng câu hỏi PHQ-9 đánh giá trầm cảm
Bảng câu hỏi PCL-5 đánh giá rối loạn stress trong sang chấn. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có trầm cảm là 16,1%, trong đó: 11,1% mắc trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa chiếm 4%, 1% mắc trầm cảm nặng. Tỷ lệ người bệnh có rối loạn stress sau sang chấn trên thang PCL-5 là 1,3%. Nữ giới có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nam giới. Nhóm tuổi ≥ 50 có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 2,9 lần nhóm tuổi <
50, p=0,007. Nhóm bệnh nhân có nhiều triệu chứng trong giai đoạn cấp có khả năng mắc trầm cảm cao hơn nhóm ít triệu chứng 2,2 lần, p=0,035. Nhóm bệnh nhân rất lo lắng về biến chứng của COVID-19 có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 4,8 lần so với nhóm ít/không lo lắng, p=0,000. Nhóm bệnh nhân lo sợ bị kì thị nhiều có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 2,7 so với nhóm không lo sợ, p=0,013. Kết luận: Đa số mắc trầm cảm mức độ nhẹ
các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm gồm tuổi ≥50, lo lắng nhiều về biến chứng của COVID-19, lo lắng bị kì thị, ≥ 5 triệu chứng trong giai đoạn cấp.