Đánh giá hiệu quả điều trị nhiễm nấm huyết candida trên người bệnh giảm bạch cầu hạt sau điều trị tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Ngân Cai, Nghĩa Huỳnh, Hưng Tiến Nguyễn, Chí Dũng Phù, Thị Thanh Trúc Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 622-629

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 453375

 Đánh giá hiệu quả điều trị nhiễm nấm huyết Candida trên người bệnh giảm bạch cầu hạt sau điều trị tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học từ 2017 - 2020. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, hồi cứu. Đối tượng nghiên cứu: 57 bệnh nhân (BN) có bệnh lý huyết học và giảm bạch cầu hạt (BCH) sau điều trị có kết quả cấy máu dương tính với Candida spp. tại BV TMHH, từ năm 2017 đến năm 2020 thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm nấm huyết nam/nữ là 1/1,19. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ tử vong bao gồm giới tính nam, có sonde tĩnh mạch trung ương (TMTW), BCH <
  0,1 k/μl và điều trị với Aracytine liều cao (p<
  0,05). Trong đó BCH <
  0,1 k/μl là yếu tố tiên lượng độc lập cho nguy cơ tử vong khi nhiễm nấm huyết Candida (OR=16,2
  KTC 95% 1,8 - 144,2
  p = 0,012). C.tropicalis là tác nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (56,1%). Mặc dù Caspofungin và Amphotericin B có hiệu quả điều trị như nhau nhưng Caspofungin giúp giảm các biến chứng như nhiễm nấm xâm lấn và rút sonde TMTW, ít độc tính so với Amphotericin B (p<
  0,05). Kết luận: Các yếu tố nguy cơ nhiễm nấm huyết không những làm gia tăng tỷ lệ nhiễm nấm mà còn làm tăng nguy cơ tử vong. Trong đó BCH <
  0,1 k/μl là yếu tố tiên lượng độc lập cho nguy cơ tử vong khi nhiễm nấm huyết Candida. Do đó cần khởi động thuốc kháng nấm sớm trên những BN có yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng nhiễm nấm huyết.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH